.

Dụng cụ cách điện - Lịch sử ra đời và sự phát triển vượt bậc

18/02/2022 13:28 UTC - Lượt xem: 15010

Dụng cụ cách điện được hiểu đơn giản là những công cụ đồ nghề làm việc tại những nơi có điện gây nguy hiểm cho con người. Dụng cụ cách điện giúp...

Dụng cụ cách điện được hiểu đơn giản là những công cụ đồ nghề làm việc tại những nơi có điện gây nguy hiểm cho con người. Dụng cụ cách điện giúp người sử dụng tránh được nguy cơ bị điện giật; và giảm khả năng xảy ra sự cố hồ quang do đoản mạch.

Vậy dụng cụ cách điện có từ bao giờ? Sự phát triển của nó ra sao? Cùng Unitools tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Dụng cụ cách điện – Lịch sử ra đời và sự phát triển

Dụng cụ cách điện - Lịch sử ra đời và sự phát triển

Sơ khai từ hàng nghìn năm trước

Alessandro Volta, George Ohm, Michael Faraday và James C.Maxwell là những nhà vĩ đại phát hiện ra điện năng vào những năm 1800. Đến cuối những năm 1800; Châu Âu đã phát triển tiêu chuẩn VDE nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Dụng cụ cách điện đầu tiên là một chiếc găng tay cao su cách điện; được nhúng trực tiếp vào dòng điện lan truyền từ các phòng thí nghiệm của Edison và Tesla. Đây là một trong những công cụ cách điện đầu tiên đã được cấp bằng sáng chế.

Một tuốc nơ vít cách điện hoạt động bằng lò xo có thể rút vào trong vỏ bọc cách điện khi không sử dụng đã được John Albert Weaver đưa vào sử dụng và còn nhiều vật dụng khác nữa. Nhìn chung, vào những năm 30 dụng cụ cách điện đã được chế tạo từ những vật dụng cách điện; và có khả năng cách điện tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn khai sơ và thiết kế chưa được hoàn hảo. 

Những năm gần đây

Năm 1934, Victor A. Ryan thay mặt cho Electro-Technical Coatings, Inc; đã đưa ra một thiết kế an toàn, chống lại điều kiện môi trường có độ ẩm cao. Bằng sáng chế của mình, Ryan cho biết rằng các dụng cụ cầm tay bị ẩm do thời tiết; môi trường làm việc trong hố ga hoặc mồ hôi từ tay của người lao động nên đã xảy ra “tai nạn nghiêm trọng và dẫn chết người”. Chính điều này, đã thôi thúc ông thiết kế ra sản phẩm cách điện này. 

Được làm từ vật liệu cách điện, giúp ngăn chặn những dòng điện cao xâm nhập cơ thể và bảo vệ sức khỏe người lao động. Dụng cụ tuốc nơ vít này, sử dụng vật liệu cao su có tính cách điện cao; có độ bền tốt và khả năng cách điện cao. Đồng thời, sản phẩm góp phần làm tăng diện tích bề mặt nhằm cản trở dòng điện khi nó truyền đến tay người thợ.

Năm 1959, Earle F. Stockman. Stockman đã tham khảo tất cả các phát minh từ trước, nhằm sản xuất ra công cụ bớt cồng kềnh và an toàn hơn. Nhờ những nghiên cứu thành công đó, ông đã được cấp bằng sáng chế.

Từ những năm 2000 cho đến nay; các công cụ cách điện đã và đang phát triển mạnh mẽ; đặc biệt là với các vật liệu cách điện mới và công nghệ nano.

Xem thêm bài viết: ACB-France: Dụng cụ sửa chữa chống cháy nổ ngành xăng dầu

Dụng cụ cách điện được sản xuất theo những phương pháp nào?

Dụng cụ cách điện ngày nay khá phổ biến; tuy nhiên nếu không phải dân kỹ thuật chuyên sử dụng những dụng cụ này thì chưa chắc bạn đã biết hết về chúng. Dụng cụ cách điện thường có giá thành đắt hơn dụng cụ thường rất nhiều. Bởi từ quy trình sản xuất, vật liệu đến nhân công cũng phức tạp và chi phí cao hơn.

Có 2 phương pháp chính mà nhà sản xuất sử dụng chế tạo ra các công cụ cách điện: 

Nhúng và Đúc khuôn sẵn.

Dụng cụ cách điện được sản xuất theo những phương pháp nào

Phương pháp Nhúng

Phương pháp này được các nhà sản xuất Bắc Mỹ ưa chuộng và chủ yếu sử dụng để sản xuất dụng cụ cách điện. Nếu như Châu Á và Châu Âu quen thuộc với tiêu chuẩn VDE; thì tiêu chuẩn ASTM F1505 (Hiệp hội vật liệu và thí nghiệm Hoa Kỳ) lại được sử dụng phổ biến ở Bắc Mỹ.

Tiêu chuẩn ASTM F1505 đảm bảo hoạt động ở điện áp tối đa 1000V xoay chiều hoặc 1500V một chiều. Ngoài ra còn đảm bảo: Độ bám dính; Tính chất điện môi; Tính chống cháy; Độ bền.

Quá trình cuối cùng trong phương pháp sản xuất nhúng đòi hỏi mỗi dụng cụ cần được làm sạch, đánh bóng và khắc laser. Yêu cầu đối với các bước này đòi hỏi sự chính xác về mặt thời gian để đạt được kết quả tối ưu.

Các dụng cụ cách điện được sản xuất bằng phương pháp nhúng: có 2 lớp cách điện với các màu tương phản đỏ và vàng hoặc cam vàng.

Phương pháp đúc khuôn

Phương pháp này được nhà sản xuất Châu Âu và Châu Á sử dụng trong quá trình dùng khuôn đúc cho dụng cụ cách điện.Công nghệ đúc khuôn mang lại năng suất cao kết hợp với sự tự do vượt trội trong thiết kế. 

Quá trình đúc khuôn: công cụ được đặt vào khuôn; tiếp đó vật liệu cách điện được bơm vào khuôn và bao bọc công cụ trong một lớp phủ cách điện bảo vệ. Quá trình này không có xu hướng có lớp bảo vệ bên trong.

Phương pháp này được đánh giá, kiểm tra chứng nhận bởi Tiêu chuẩn IEC 60900 hay VDE 1000V.

Cả hai phương pháp này đều cho ra sản phẩm công cụ cách điện tối ưu; và mang lại giá trị an toàn cao cho người dùng trước dòng điện lên đến 1000V. Với mỗi nhà sản xuất, thì các phương pháp đều có những ưu điểm riêng và hệ thống có sẵn. Họ không thể thay đổi cả một quy trình sản xuất ngay lập tức; nếu như quy trinh đó vẫn đảm bảo kỹ thuật và thời gian sản xuất.

Một số dụng cụ cách điện tiêu biểu hiện nay

Bút thử điện

Bút thử điện

Bút thử điện cũng là dụng cụ đầu tiên kể đến; bởi tính năng hữu hiệu mà nó mang lại dẫn đến bút thử điện là dụng cụ phổ biến hiện nay. 

Bút thử điện là dụng cụ thông dụng để kiểm tra nhanh trước khi sửa chữa thiết bị có bị rò điện; hoặc phích cắm trong nhà có điện hay không. Cấu tạo bên trong của bút thử điện gồm một đầu kim loại; một lò xo, bóng nê-ông và một điện trở nối tiếp với bóng đèn.

Mua Bút thử điện 220-250V Brilliant Tools BT120900: TẠI ĐÂY

Tô vít cách điện

Tuốc nơ vít cách điện là dụng cụ cơ bản hiện nay. Trong túi đồ nghề sửa chữa của bác thợ điện không thể thiếu được dụng cụ này. Tô vít cách điện cũng giống như tuốc nơ vít thường. Đều có nhiều loại đầu vít khác nhau, cơ bản như: Tô vít dẹt (tuốc nơ vít 2 cạnh); tô vít 4 cạnh, tô vít đầu hoa thị…

KìmCờ lê – mỏ lết

Bộ kìm cách điện

Tương tự như tô vít, kìm cờ lê mỏ lết là những dụng cụ không thể nào thiếu. Kìm và cờ lê thường đi theo bộ với các dải thao tác cơ bản nhất. Một bộ kìm cách điện cơ bản thường có 4 cây: Kìm cắt, kìm đầu bằng, kềm mỏ nhọn dài, kềm mỏ quạ,…

Bộ cờ lê thì cũng như vậy, nhà sản xuất sẽ sắp xếp các size theo đúng nhu cầu từng ngành nghề của bạn. Hai dụng cụ cách điện này, nếu bạn hay phải dùng đến chúng thì hãng mua theo cả bộ; vì chi phí rẻ hơn nhiều so với việc bạn mua size lẻ.

Mua Bộ kìm cách điện 1000V 4 chiếc KS Tools 117.1100: TẠI ĐÂY

 




Bài xem nhiều