.

Gia công áp lực có bao nhiêu phương pháp?

15/03/2023 11:25 +07 - Lượt xem: 52008

Ngày nay gia công cơ khí đóng vai trò đặc biệt quan trọng; nhất là trong gia công và xử lý kim loại. Có nhiều phương pháp gia công chế tạo được liên...

Ngày nay gia công cơ khí đóng vai trò đặc biệt quan trọng; nhất là trong gia công và xử lý kim loại. Có nhiều phương pháp gia công chế tạo được liên kết chặt chẽ để cho ra một sản phẩm hoàn hảo. Gia công áp lực là phương pháp sử dụng rộng rãi hiện nay. Vậy gia công áp lực có bao nhiêu phương pháp? Cùng Unitools tìm hiểu trong bài viết dưới đây các bạn nhé.!

Bản chất của phương pháp gia công áp lực là gì

Gia công áp lực có bao nhiêu phương pháp

Gia công áp lực là gì?

Gia công áp lực là sử dụng tác động của ngoại lực vào phôi kim loại. Từ đó làm biến dạng dẻo rồi thay đổi hình dạng kim loại theo như mong muốn.

Thực hiện gia công áp lực kim loại bao gồm các phương pháp: cán, kéo, ép, rèn, chân gấp và đột dập.

Trên thực tế, gia công áp lực có rất nhiều phương pháp để thực hiện. Mỗi phương pháp sẽ có một những ưu nhược điểm riêng. Cần phải lựa chọn các phương pháp phù hợp; với từng kiểu vật liệu và từng hình dáng thành phẩm mong muốn.

Đặc điểm – tính chất gia công áp lực?

Về tính chất:

Phương pháp này còn gọi là gia công không phôi. Tác động áp lực lên kim loại ở trạng thái nguội; hoặc nóng sẽ khiến cho hình dạng của chúng bị biến đổi. Nhưng đặc biệt phương pháp này sẽ không làm phá hủy độ bền; và tính liên tục của kim loại. Chính vì vậy nó vẫn duy trì được các tính chất cơ bản.

Về đặc điểm:

Tác động ngoại lực lên trên kim loại để cho chúng biến thành dạng dẻo; rồi tùy ý thay đổi hình dạng và kích thước theo yêu cầu. 

Ưu điểm: Gia công áp lực cho năng suất cao, tiết kiệm vật liệu; tạo ra được những chi tiết có bề mặt tốt và độ chính xác hoàn hảo nhất.

Gia công áp lực có bao nhiêu phương pháp?

Các phương pháp gia công áp lực Đặc điểm Hình ảnh

Phương pháp cán kim loại hiện đại

Tính chất: ép tấm phôi kim loại giữa hai trục của máy cán phôi nhằm làm biến dạng kim loại.

Hai trục này quay ngược chiều nhau ngoài tác dụng cán phẳng thì phôi sẽ được cán theo nhiều dạng mặt cắt khác nhau.

Phương pháp 1

Phương pháp kéo kim loại

Tính chất: sẽ dùng lỗ khuôn kéo để kéo dài thanh kim loại. Phôi khi đó sẽ giảm được kích thước tiết diện ngang.

Hình dạng thành phẩm thì sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khuôn kéo. Do đó việc thiết kế khuôn sao cho phù hợp là rất quan trọng. Phương pháp kéo kim loại này còn được chia làm hai dạng là kéo sợi và kéo ống.

Phương pháp 2

Phương pháp ép kim loại

Tính chất: cho kim loại vào khung kính qua lỗ khuôn ép. Sau đó sẽ trực tiếp nhận được thành phẩm với kích thước và hình dạng phù hợp cho chế tạo.

Ưu điểm của phương pháp gia công áp lực này là sẽ cho sản phẩm có hình dạng chính xác.

Phương pháp 3

Phương pháp rèn tự do

Tính chất: nung nóng kim loại tới nhiệt độ lên khoảng trên 900 độ C. Lúc này phôi sẽ chuyển sang dạng dẻo thì tiếp tục dùng đe và búa để đập tạo dáng.

Dùng tay nên năng suất không cao. Ngoài ra thì cũng cần người có tay nghề cao để có thể để tạo ra được phôi như yêu cầu.

Phương pháp 4

Phương pháp rèn trong khuôn

Tính chất: tạo khuôn được ghép từ hai nửa. Khi cho vật liệu vào bên trong thì cho 2 khuôn khép chặt vào với nhau. Lúc này kim loại sẽ được tạo hình chuẩn theo hình dạng khuôn.

Độ chính xác cao có thể tạo ra được những chi tiết có độ phức tạp lớn. Chủ yếu sử dụng máy móc nên rất thuận lợi cho quá trình tự động hóa cơ khí hóa. Giá thành cao.

Phương pháp 5

Phương pháp dập tấm

Dập tấm là kỹ thuật gia công áp lực tiên tiến có thể thực hiện ở trạng thái dập nguội. Phương pháp áp dụng hầu như trong mọi ngành công nghiệp.

Thành phẩm sau khi thực hiện phương pháp này sẽ có độ chính xác và chất lượng tốt nên được đánh giá rất cao.

Phương pháp 6

Gia công áp lực được ứng dụng như thế nào trong đời sống.

  • Sử dụng để chế tạo linh kiện, phụ tùng cho máy bay, tàu thủy, oto,…
  • Tăng chất lượng bên ngoài sản phẩm; bởi gia công áp lực kim loại sẽ cho độ bóng cao, chính xác trong từng chi tiết.
  • Ứng dụng trong việc che lấp các khuyết tật đúc của kim loại như rỗ, ổ khí. Giúp kim loại có độ mịn chặt, nâng cao cơ tính của sản phẩm.
  • Tăng chất lượng cơ lý bên ngoài: gia công áp lực kim loại giúp cho bề mặt kim loại bền đẹp, có độ bóng cao và các chi tiết có độ chính xác hơn rất nhiều so với phương pháp đúc.

Hạn chế của phương pháp này

  • Không thể gia công được các chi tiết khó, phức tạp. 
  • Không thế áp dụng cho những kim loại có tính giòn cao.
  • Những chi tiết quan trọng cần qua rèn
Bạn đang xem bài viết: Gia công áp lực có bao nhiêu phương pháp?

Bài viết thông tin trên được thu thập và viết bởi Unitools, Nếu bạn thấy hữu ích. Hãy Click để ủng hộ nhuận bút cho team content nhé ! Goodluck

So sánh phương pháp đúc và gia công áp lực

Phương pháp Gia công áp lực Phương pháp Đúc
Có cơ tính cao: bền mặt kim loại sau gia công áp lực mịn, bóng loáng đồng thời chi tiết kim loại không bị rỗ nên có độ bền cao. Đúc được hầu hết các loại kim loại và hợp kim.
Dễ tự động hóa, cơ khí hóa: gia công áp lực sử dụng máy móc hiện đại, tự động hóa, hoạt động lập trình sẵn. Đúc được nhiều vật liệu có khối lượng nhỏ (vài gram) đến rất lớn (hàng trăm tấn).
Độ chính xác của phôi cao: phôi và khuôn được tính toán kỹ lưỡng trước khi tiến hành nên mang đến độ chính xác cao cho thành phẩm. Đúc hiện đại có độ chính xác và năng suất cao hơn đúc truyền thống rất nhiều.
Tiết kiệm được thời gian và vật liệu: gia công áp lực có năng suất cao, không tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu. Đúc những vật liệu có kết cấu phức tạp.

Hi vọng bài viết: Gia công áp lực có bao nhiêu phương pháp? của Unitools mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Nguồn thông tin bài viết: tham khảo trên internet

 




Bài xem nhiều