.

Thay đổi mâm xe máy có bị phạt không

16/03/2022 10:27 +07 - Lượt xem: 116910

Mâm xe hay còn gọi là lazang hay vành bánh xe - là bộ phận kết nối trục xe và lốp xe. Việc thay đổi mâm xe giúp tăng tính thẩm mỹ và khả năng vận...

Mâm xe hay còn gọi là lazang hay vành bánh xe – là bộ phận kết nối trục xe và lốp xe. Việc thay đổi mâm xe giúp tăng tính thẩm mỹ và khả năng vận hành xe. Tuy nhiên, việc thay đổi lazang cho xe khác với kết cấu ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn cho chủ xe. Vậy thay đổi mâm xe máy có bị phạt không? Cùng Unitools (bộ lục giác) tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé. 

Mâm xe là gì? Lý do nào bạn muốn thay đổi mâm xe?

Mâm xe hay còn gọi là lazang hay vành bánh xe – là bộ phận kết nối trục xe và lốp xe. Có công dụng giữ cho lốp xe cố định tại một vị trí khi xe lăn bánh. Mỗi dòng xe có những thiết kế; kích thước và được gắn vào trục bánh bởi 4,5 thậm chí 7 lỗ; hoặc thậm chí là 10 lỗ đối với các xe cỡ lớn để tăng khả năng chịu tải.

Lý do nào bạn muốn thay đổi mâm xe?

Thay đổi mâm xe hay còn gọi là độ mâm (ô tô, xe máy) là sở thích đa phần của giới trẻ. Bởi thay đổi mâm xe tùy theo sở thích người dùng. Không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao mà còn khẳng định độ chịu chơi; tạo điểm nhấn cũng như mang phong cách riêng cho người dùng. Không chỉ là xe máy, việc độ mâm cho xe ô tô cũng diễn ra phổ biến hiện nay. 

Khả năng vận hành xe sẽ như thế nào sau khi độ mâm. Ngoài việc khiến xe trông thể thao, bắt mắt hơn; bộ mâm lớn hơn, lớp mỏng hơn còn thay đổi đáng kể tính năng vận hành của chiếc xe. Tuy nhiên, nếu thay đổi kích thước mâm và lốp; mà không đảm bảo đường kính ngoài của bánh xe như nguyên bản thì hại sẽ nhiều hơn lợi.

Thay đổi mâm xe máy có bị phạt không?

Thay đổi mâm xe máy có bị phạt không 1

Khoản 3 điều 33 nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010; của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực giao thông đường bộ được sửa đổi; bổ sung tại Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/09/3012 của Chính phủ quy định:

Phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô; xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô vi phạm một trong các hành vi sau: 

Tự ý đục lại số khung, số máy 

Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe. 

Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước của xe.

Như vậy, việc thay đổi mâm xe máy dẫn đến việc thay đổi cấu trúc xe như vành xe, kích thước → Lỗi này cũng phụ thuộc vào lỗi thay đổi khung xe máy. 

Những rắc rối chủ xe gặp phải nếu tự ý thay đổi mâm xe?

Bị phạt tiền

Vấn đề này là chắc chắn vì Unitools đã đề cập ở nội dung phần 2. Để tránh việc bị phạt tiền bạn nên tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. 

Không được bảo hiểm bồi thường.

Bảo hiểm về vật chất tự nguyện có thể sẽ không được áp dụng khi chủ xe tự ý thay đổi mâm xe. Căn cứ theo Luật kinh doanh bảo hiểm hiện nay; ”nếu đơn vị chưa xác định được nguyên nhân xảy ra tai nạn thì sẽ từ chối bảo hiểm”

Việc thay đổi kết cấu xe hợp pháp sẽ đảm bảo quyền lợi chủ phương tiện rất nhiều. 

Cụ thể: Nếu chủ xe không có giấy tờ thực hiện việc chuyển đổi số đăng kiểm; đồng nghĩa với việc không có giấy tờ; chứng từ cấp phép của bên đăng kiểm về việc thay đổi thông số mâm; vỏ thì đơn vị bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường.

Có thể bị từ chối đăng kiểm

Việc bảo hiểm có thể từ chối nhận bồi thường cũng là 1 trong những rắc rối lớn cho chủ phương tiện. Ngoài việc thay đổi mâm xe máy có bị phạt không? việc từ chối đăng kiểm cũng là rắc rối lớn cho chủ xe (đặc biệt là ô tô).

Thông số mâm lốp đã cho chúng ta biết về phạm vi kỹ thuật mâm lốp được thiết kế để sử dụng cho ô tô. Tuy nhiên, đơn vị thực hiện việc đăng kiểm sẽ chỉ dựa trên hồ sơ kỹ thuật ban đầu; mà hãng xe đã cung cấp trên giấy tờ để thực hiện việc đăng kiểm. Do đó, nếu chủ xe tự ý thay đổi mâm xe; mà không có hồ sơ khai báo kỹ thuật cả hãng thì sẽ bị từ chối đăng kiểm; không chấp nhận được đăng kiểm.

Hi vọng bài viết “Thay đổi mâm xe máy có bị phạt không” của Unitools mang lại nhiều thông tin tới bạn.

 




Bài xem nhiều